CHIA SẺ

Thứ Tư, 23 tháng 7, 2014

LỊCH SỬ CÂY GIÁ TỴ

Giá Tỵ là một trong những loài cây đặc trưng của nước ta. Rừng Giá Tỵ gắn bó với một thời kỳ thăng trầm của đất nước. Đến nay, Giá Tỵ có nhiều công dụng, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho người dân.


Cây Giá Tỵ

Thông tin về cây Giá Tỵ

Giá Tỵ có tên khoa học là Teektonafrandick, thường được gọi là Gỗ Tếch. Giá Tỵ là cây thân mộc, cao từ 30 – 40m. Thân cây thẳng, tròn, vỏ ngoài màu xám vàng, nứt dọc thành vảy nhỏ, thịt vỏ có sơ.

Cây rụng lá theo mùa. Lá to hình trái xoan, hình trứng ngược hoặc gần hình tròn, đỉnh nhọn, mặt trên nhẵn, mặt dưới phủ long, hình sao màu vàng nhạt. Cụm hoa lớn, hình chùy, gồm những xim 3 nhánh, mọc đối. Quả hạch hình cầu có đường kính từ 1-2cm, có long hình sao dày đặc, phía ngoài có đài bao bọc, mỗi quả có từ 1-3 hạt.


Trồng cây Giá Tỵ có lợi nhuận kinh tế cao

Giá Tỵ còn được gọi là cây Báng Súng, cây Lá đỏ. Vì Gỗ Giá Tỵ rất chắc. Vào thời gian này, gỗ Giá tỵ còn được chọn làm báng súng nên nhiều người gọi đây là cây báng súng. Thêm vào đó, người dân cũng đã tận dụng lá của loài cây này để gói thức ăn hay làm phân bón cho cây.

Lịch sử hình thành cây Giá Tỵ

Rừng Giá Tỵ là một nét đặc trưng của Việt Nam, đặc biệt là mảnh đất khai sinh ra loại cây này – Đồng Nai. Theo lịch sử ghi chép lại, khu rừng Giá Tỵ do bà Trần Lệ Xuân, vợ của ông Ngô Đình Nhu, em trai tổng thống Ngô Đình Diệm, cho trồng ở vùng Tân Phú, Định Quán vào năm 1958 với diện tích 165 hecta.

Bà Trần Lệ Xuân là một trong những người phụ nữ quyền lực của chế độ Việt Nam Cộng Hòa vào thời gian này. Không chỉ đảm nhận chức vụ chủ tịch hội phụ nữ Liên đới, bà còn là Bà Cố Vấn quyền lực của chế độ Việt Nam Cộng Hòa thời bấy giờ.

Có người còn cho rằng, bà cho trồng rừng cây Giá Tỵ với mục đích chế tạo báng súng, chống lại Cộng Sản. Tuy nhiên, sau khi chế độ Mỹ – Diệm sụp đổ, rừng cây Giá Tỵ cũng bị phá bỏ.


Giá Tỵ đã khôi phục và mang lại lợi ích kinh tế cao cho người dân

Đến sau năm 1975, rừng Giá Tỵ bị phá bỏ khá nhiều. Một phần là do thiếu đất canh tác và sinh sống, bà con chặt bỏ cây Giá Tỵ để trồng trọt và chăn nuôi. Thêm vào đó, cũng có lý do cho rằng, vì chế độ Mỹ – Diệm sụp đổ, nên rừng cây cũng bị phá bỏ theo.

Tuy nhiên, những năm gần đây, Giá Tỵ đã khôi phục và mang lại lợi ích kinh tế cao cho người dân. Không chỉ tận dụng gỗ, người ta còn dùng lá, hay hoa Giá Tỵ để phục vụ đời sống kinh tế. Và Đồng Nai cũng chính là khu vực cung cấp cây Giá Tỵ trọng điểm cho cả nước.

Sau năm 1975 đốn bỏ rất nhiều nhưng do giá trị kinh tế rừng cây Giá Tỵ được khôi phục lại. Hiện nay cây Giá Tỵ trồng tại khu vực này chính là nơi cung cấp cho cả nước.